CHƯƠNG XIII
Minh Chột hút hết điếu thuốc này lại châm điếu thuốc khác. Mẹ kiếp! Chúng phá vỡ kế hoạch của ông. Thằng Cường Gấu mai giao công an huyện là xong, nhưng hai khúc gỗ lát đã mang về, một khúc còn lại trên rừng tính sao đây? Chắc chắn phải báo sếp Kim rồi. Lại phải cắt người bảo vệ gỗ, sơ sẩy là mất ngay. Chỉ cần đẩy xuống suối, xuôi theo dòng sông rồi kéo vào một nơi nào đó khuất khuất ven bờ, xẻ thành hộp thì tẩu tán nơi nào mà chẳng được. Đang lúc cần người trồng cây cho xong tiểu khu 1a.50, định tăng cường nhóm thằng Quân thì chính thằng Quân báo nhóm nó không hợp đồng làm công nhân lâm trường nữa vì lương thấp không đủ sống. Mẹ kiếp! Chuyện này cũng thằng Trí Vịt đây. Đã bảo tính toán cho chúng nó kha khá một chút để giữ người thì cứ muốn ăn trọn. "Cho chúng hợp đồng ba, bốn tháng, chúng không làm nữa ta tuyển người khác, lo gì. Lâu nay anh không thấy thế sao?". Giờ này mày chưa vác mặt lên mà tuyển người. Mẹ kiếp! Ăn chặn cũng tùy người. Bọn này làm gấp đôi người khác thì cho chúng một nửa cũng được rồi, đằng này. . .
Đang suy nghĩ, tính toán đau cả đầu thì Long Sẹo ôm cằm lên, có vẻ đau đớn:
- Anh cho người canh thằng Cường Gấu thay em. Em nhức quá.
Nhìn cái quai hàm sưng tím của Long Sẹo, Minh Chột đưa cho nó chai rượu thuốc:
- Mẹ kiếp! Mày đổ vào lòng bàn tay cho khéo, xoa vết thương đi. Ông Tám Cá bảo mai sang Yên Sơn nhờ già Bân chữa cho. Bảo thằng Nhung, à mà thôi, thằng Cơ gác thay mày!
Thằng Nhung thì cẩn trọng trong, làm việc đến nơi đến chốn, còn thằng Cơ thì láo liên nhưng căn bản nó là tay chân thân tín của thằng Trí Vịt. Đã tay chân của thằng Trí Vịt giờ phải đẩy vào chỗ khó. Nó làm tốt việc canh gác không sao, chẳng có gì để nói, còn như để sổng thằng Cường Gấu thì tao xử kỷ luật, thằng Trí Vịt có bênh cũng không được. Minh Chột hài lòng với suy nghĩ của mình.
Trước kia ông Tám Cá có xin cho năm anh em thằng Quân vào làm ở lâm trường, thế mà trong cuộc nhậu giã bãi đêm nay của anh em lão Chày, nghe thằng Quân báo xin nghỉ việc thì lão không nói một tiếng nào. Cũng đúng thôi, nếu như mình thì cũng bỏ từ đời tám hoánh rồi. Mình ngu thật, cứ để thằng Trí Vịt xỏ mũi mãi. Lâm trường cũng phải có những người làm được việc chứ. Đúng rồi, làm được việc thì chỉ tiêu cấp trên giao mới hoàn thành. Mà hoàn thành công việc thì chấm mút, xà xẻo tí cũng qua. Đằng này, dù sếp Kim không nói ra nhưng ai cũng biết mấy năm nay lâm trường không hoàn thành nhiệm vụ. Không hoàn thành nhiệm vụ thì thằng giám đốc năng lực cái đếch gì. Thế mà thằng Trí Vịt khi nào cũng leo lẻo: "Anh là hạt giống đỏ của ngành!". Chưa chừng nó hất cẳng mình lúc nào không hay, Ngày trước, đồng ý cho nó làm phó cho mình cứ tưởng nó vì công việc chung, ai dè có danh có tước rồi nó ngầm đi đêm với các sếp trên, còn ở lâm trường chưa bao giờ nó nóng nảy hay phê bình ai trong các cuộc họp. Nó chỉ to nhỏ với mình người này làm sai, người kia làm ẩu mặc dầu những người đó thuộc phần nó phụ trách, quản lý. Thành ra, nó được tiếng hiền, được lòng anh em. Còn mình thì cứ quát nạt nhặng xị lên. Có việc mình quát nạt sai, người ta phản ứng lại, nó ngậm miệng. Xong việc nó nói: "Xin lỗi anh, em kiểm tra chưa kĩ, lần sau rút kinh nghiệm". Thế là mình bị người ta ghét mà họ có biết đâu cũng là do thằng Trí Vịt mà nên. Hành động của nó gọi là gì nhỉ, "ném đá giấu tay", không, như sếp Kim nói là "thủ đoạn chính trị".
Càng nghĩ càng đau đầu. Thôi, biết thế đã. Châm điếu thuốc, Minh Chột bước ra ngoài vươn vai. Sương đêm man mát. Cổ tay trái đã bớt sưng, mấy ngón tay cử động không còn khó khăn nữa. Có lẽ bôi một lượt thuốc nữa là khỏi. Mẹ kiếp! Thằng Cường Gấu sao lại xuất hiện ở đây nhỉ. Thường việc nó làm theo đơn đặt hàng. Ai đứng đằng sau vụ này nhỉ? Nó làm vào thời điểm anh em lão Chày và anh em lâm trường liên hoan giã bãi. Chắc chắn kẻ đứng đằng sau vụ này có tính toán và hiểu công việc lâm trường như người trong nhà. Bọn thằng Huy, thằng Trọng Hói chắc chắn là không rồi. Dân ở đây ai là người có máu mặt thuê và dám thuê thằng Cường Gấu? Hay là dân thị xã? Nếu là dân thị xã thì trước sau gì lão Tám Cá không biết? Đánh cá, trồng cây, nuôi gà ở xó rừng này mà biết chuyện thị xã cứ như Khổng Minh ở ẩn mà biết chuyện thế sự Ngụy, Thục, Ngô.
Tiện chân, Minh Chột xuống phòng kho, nơi đang giam thằng Cường Gấu. Thằng Cơ thấy Minh xuống, nhanh nhảu đứng dậy:
- Dạ, anh đi kiểm tra ạ.
- Kiểm tra cái con mẹ gì, mở cửa xem!
Trong phòng, thằng Cường Gấu nằm co ro trên chiếc bao tải lớn. Hai cổ tay bị trói của nó để trước bụng. Thấy Minh vào, nó nói:
- Ông tha cho tôi lần này đi.
- Tha cái con mẹ mày. Mày nuốt lời hứa không làm trên địa bàn của tao rồi đó.
- Tôi tính không làm nhưng nó nói mãi.
- Nó là thằng nào?
- Không tha thì thôi, hỏi con mẹ gì!
Đột nhiên thằng Cường Gấu nổi cáu.
- Được thôi, nói ra thì còn cơ may. Còn không, lên công an huyện khai.
- Dọa cái con c...Tao vào tù ra khám nhiều rồi!
Có lẽ Cường Gấu lỡ lời "nó nói mãi" nhưng kịp dừng lại. Thằng này không nói thì cạy răng nó cũng thế thôi. Đứng sau thằng Cường Gấu không phải là người lạ, cùng trang lứa hay nhỏ tuổi hơn nó, chắc chắn thế. Minh Chột tính đạp cho nó vài cái nhưng lại thôi, thêm thù chuốc oán làm gì, nó thuộc loại lì lợm, chuyện gì cũng dám làm lắm. Khép cánh cửa, Minh Chột nói:
- Mày canh chừng nó cho cẩn thận!
Tiếng bước chân Minh Chột xa dần, Cường Gấu bắt đầu tháo dây trói. Ngữ như chúng mày mà đòi giam ông. Hắn cười khẩy. Khi chìa tay cho thằng Cơ trói nó đã rất nhanh nắm gập được một đoạn dây trong lòng bàn tay trái. Chúng nó quấn mười một vòng rồi buộc lại, thắt riết múi năm lần. Bình thường thì có trời mà mở. Bây giờ, thả mối gấp đó ra, căng tay néo vài chục lần, sợi dây trói nới lỏng. Nó cố gắng rút tay phải xuống đấy tay trái lên, dùng ngón cái tay phải cố tách một vòng dây rồi chụm mấy ngón tay trái luồn qua. Sau ba lần cố gắng như thế nó tháo được vòng thứ nhất. Coi như xong! Tháo xong vòng thứ ba, dốc xuống dây trói đã rơi xuống đất. Nắn nắn, xoa xoa cổ tay một lúc hắn quyết định hành động.
Gấp sợi dây vòng qua hai cổ tay như bị trói, nó đạp mạnh vào vách. Thằng Cơ mở cửa dòm, nó la khẽ:
- Tao đau bụng quá.
Thằng Cơ vừa cúi xuống nó chụp sợi dây qua cổ, siết mạnh, kéo xuống. Đầu vừa chạm đất, nó vung tay chặt một cái vào gáy, thằng Cơ ngất xỉu. Cẩn thận, nó xé vạt áo thằng Cơ rồi vo tròn nhét vào miệng, trói lại, khép cửa, lẩn vào bóng đêm.
Hắn xuống đến bãi, hai khúc gỗ lát còn được neo ở đấy. Tay bảo vệ ngồi tựa lưng vào đống nứa đang há hốc mồm "kéo gỗ". Lẽ nào thoát một mình, như thế tầm thường quá! Phải đem theo cả hai khúc gỗ bọn chúng mới lác mắt. Nghĩ vậy, hắn nhẹ nhàng nối hai khúc gỗ lại, nhổ neo kéo ra bờ sông.
Bè gỗ anh em lão Chày giờ này chắc qua Họng Bọt rồi. Trên bãi chỉ còn lại đống than lớn đang vạc. Xuôi dòng nên chẳng mấy chốc đã ra đến bờ sông. Giờ tiếp tục xuôi thì dễ gặp lão Tám Cá lắm. Vả lại mất gỗ thế nào chúng chẳng xuôi sông tìm. Không biết hai cây lát kia chúng đem đến nơi tập kết chưa? Nếu không bị phát hiện thì giờ này nó và đàn em đã đánh chén say sưa món "mộc tồn" quán lão Hoàng Vẩu rồi. Nghĩ đến món "mộc tồn" nó ứa nước miếng, bụng cồn cào. May mà trước lúc đốn cây kịp ăn mấy miếng cơm lam chứ không giờ chẳng còn sức lực đâu mà kéo. Thôi, cố gắng lên con. Hắn tự động viên. Hai khúc gỗ là tiền, là uy tín, là tiếng tăm của mày đấy, Cường Gấu. Hắn bặm môi kéo, sợi dây thít chặt trên vai. Không dám thở mạnh, không dám lội mạnh, vừa kéo vừa nghe ngóng động tĩnh nên đã chậm lại chậm hơn. Lại nữa, nhìn cái gì cũng hơi lòe nhòe. May mà cú đấm của lão Tám Cá trúng vào lưỡng quyền, xích sang tí nữa thì vỡ mặt rồi. Mắt trái sưng, đọng nước mắt nên lòe nhòe chăng? Nhắm mắt trái lại hắn thấy đỡ nhòe hơn.
Hình như có người. Hắn dừng kéo, nép vào bụi cây ven bờ. Lắng tai nghe bước chân, chừng ba, bốn người. Ai nhỉ? Bọn đi săn phải có đèn ló chứ? Đây cũng không phải là đường mòn vận chuyển hàng buôn lậu. Tiếng bước chân của dân sơn tràng. Có tiếng lào thào, ai nói câu gì đó. Hình như tiếng thằng Khoa. Nín thở, nhắm mắt lại, cố lắng tai nghe. Đúng rồi, tiếng lào thào kia là của thằng Khoa. Thở một hơi nhẹ, nó huýt sáo như tiếng rắn lục. Nghe tiếng huýt đôi, thằng Khoa khẽ gọi:
- Đại ca, đại ca.
- Khẽ mồm thôi, tao ở đây.
Cả bọn mò tới, thằng Cư nói:
- Thế mà bọn em tính vào lâm trường giải cứu đại ca.
Nhìn thấy hai khúc gỗ lát, cả bọn xuýt xoa. Thằng Cư bóp bóp vai Cường Gấu:
- Thoát người là được, đằng này. . .
- Thôi, chúng mày nói vừa thôi, giờ tính sao?
- Theo em, giờ chống sang bờ bên kia, tiếp tục ngược lên, chỗ nào giấu được ta giấu.
- Thôi được, làm theo ý thằng Trường đi.
Vừa sang đến bờ bên kia thì gặp ngay một chiếc thuyền đánh cá của dân vạn chài xuôi xuống. Chiếc thuyền không tránh ra mà cứ nhằm khúc gỗ Cường Gấu đang ngồi trườn tới. Tính dùng sào đẩy thì có tiếng trong mui thuyền vọng ra:
- Ông Cường phải không? Sao lâu thế?
Thì ra là thằng Trí Vịt.
- Lâu cái con khỉ, hút chết vì tay lão Tám Cá.
- Không thấy các ông, tôi lên đây đón. Không dám sang bên ấy vì sợ gặp dân lâm trường. Thấy các ông sang, tôi xuôi xuống.
- Giờ thì sao?
- Bỏ nứa đi, kẹp gỗ vào be thuyền.
- Giao ở đây cũng được à?
- Tiện cho các ông quá, phải không.
- Hai cây lát kia ra sao?
Thằng Khoa lên tiếng.
- Xong rồi, mai có người giao tiền cho các ông tại quán Hoàng Vẩu. Tạm biệt!
Chiếc thuyền chài trôi xuôi khuất lần trong màn sương bàng bạc. Nằm trên chiếc mảng được kết bằng mấy bó nứa, Cường Gấu ngáp một tiếng, uể oải:
- Giờ tụi mày đưa tao đi đâu thì đi!
- Tôi tính không làm nhưng nó nói mãi.
- Nó là thằng nào?
- Không tha thì thôi, hỏi con mẹ gì!
Đột nhiên thằng Cường Gấu nổi cáu.
- Được thôi, nói ra thì còn cơ may. Còn không, lên công an huyện khai.
- Dọa cái con c...Tao vào tù ra khám nhiều rồi!
Có lẽ Cường Gấu lỡ lời "nó nói mãi" nhưng kịp dừng lại. Thằng này không nói thì cạy răng nó cũng thế thôi. Đứng sau thằng Cường Gấu không phải là người lạ, cùng trang lứa hay nhỏ tuổi hơn nó, chắc chắn thế. Minh Chột tính đạp cho nó vài cái nhưng lại thôi, thêm thù chuốc oán làm gì, nó thuộc loại lì lợm, chuyện gì cũng dám làm lắm. Khép cánh cửa, Minh Chột nói:
- Mày canh chừng nó cho cẩn thận!
Tiếng bước chân Minh Chột xa dần, Cường Gấu bắt đầu tháo dây trói. Ngữ như chúng mày mà đòi giam ông. Hắn cười khẩy. Khi chìa tay cho thằng Cơ trói nó đã rất nhanh nắm gập được một đoạn dây trong lòng bàn tay trái. Chúng nó quấn mười một vòng rồi buộc lại, thắt riết múi năm lần. Bình thường thì có trời mà mở. Bây giờ, thả mối gấp đó ra, căng tay néo vài chục lần, sợi dây trói nới lỏng. Nó cố gắng rút tay phải xuống đấy tay trái lên, dùng ngón cái tay phải cố tách một vòng dây rồi chụm mấy ngón tay trái luồn qua. Sau ba lần cố gắng như thế nó tháo được vòng thứ nhất. Coi như xong! Tháo xong vòng thứ ba, dốc xuống dây trói đã rơi xuống đất. Nắn nắn, xoa xoa cổ tay một lúc hắn quyết định hành động.
Gấp sợi dây vòng qua hai cổ tay như bị trói, nó đạp mạnh vào vách. Thằng Cơ mở cửa dòm, nó la khẽ:
- Tao đau bụng quá.
Thằng Cơ vừa cúi xuống nó chụp sợi dây qua cổ, siết mạnh, kéo xuống. Đầu vừa chạm đất, nó vung tay chặt một cái vào gáy, thằng Cơ ngất xỉu. Cẩn thận, nó xé vạt áo thằng Cơ rồi vo tròn nhét vào miệng, trói lại, khép cửa, lẩn vào bóng đêm.
Hắn xuống đến bãi, hai khúc gỗ lát còn được neo ở đấy. Tay bảo vệ ngồi tựa lưng vào đống nứa đang há hốc mồm "kéo gỗ". Lẽ nào thoát một mình, như thế tầm thường quá! Phải đem theo cả hai khúc gỗ bọn chúng mới lác mắt. Nghĩ vậy, hắn nhẹ nhàng nối hai khúc gỗ lại, nhổ neo kéo ra bờ sông.
Bè gỗ anh em lão Chày giờ này chắc qua Họng Bọt rồi. Trên bãi chỉ còn lại đống than lớn đang vạc. Xuôi dòng nên chẳng mấy chốc đã ra đến bờ sông. Giờ tiếp tục xuôi thì dễ gặp lão Tám Cá lắm. Vả lại mất gỗ thế nào chúng chẳng xuôi sông tìm. Không biết hai cây lát kia chúng đem đến nơi tập kết chưa? Nếu không bị phát hiện thì giờ này nó và đàn em đã đánh chén say sưa món "mộc tồn" quán lão Hoàng Vẩu rồi. Nghĩ đến món "mộc tồn" nó ứa nước miếng, bụng cồn cào. May mà trước lúc đốn cây kịp ăn mấy miếng cơm lam chứ không giờ chẳng còn sức lực đâu mà kéo. Thôi, cố gắng lên con. Hắn tự động viên. Hai khúc gỗ là tiền, là uy tín, là tiếng tăm của mày đấy, Cường Gấu. Hắn bặm môi kéo, sợi dây thít chặt trên vai. Không dám thở mạnh, không dám lội mạnh, vừa kéo vừa nghe ngóng động tĩnh nên đã chậm lại chậm hơn. Lại nữa, nhìn cái gì cũng hơi lòe nhòe. May mà cú đấm của lão Tám Cá trúng vào lưỡng quyền, xích sang tí nữa thì vỡ mặt rồi. Mắt trái sưng, đọng nước mắt nên lòe nhòe chăng? Nhắm mắt trái lại hắn thấy đỡ nhòe hơn.
Hình như có người. Hắn dừng kéo, nép vào bụi cây ven bờ. Lắng tai nghe bước chân, chừng ba, bốn người. Ai nhỉ? Bọn đi săn phải có đèn ló chứ? Đây cũng không phải là đường mòn vận chuyển hàng buôn lậu. Tiếng bước chân của dân sơn tràng. Có tiếng lào thào, ai nói câu gì đó. Hình như tiếng thằng Khoa. Nín thở, nhắm mắt lại, cố lắng tai nghe. Đúng rồi, tiếng lào thào kia là của thằng Khoa. Thở một hơi nhẹ, nó huýt sáo như tiếng rắn lục. Nghe tiếng huýt đôi, thằng Khoa khẽ gọi:
- Đại ca, đại ca.
- Khẽ mồm thôi, tao ở đây.
Cả bọn mò tới, thằng Cư nói:
- Thế mà bọn em tính vào lâm trường giải cứu đại ca.
Nhìn thấy hai khúc gỗ lát, cả bọn xuýt xoa. Thằng Cư bóp bóp vai Cường Gấu:
- Thoát người là được, đằng này. . .
- Thôi, chúng mày nói vừa thôi, giờ tính sao?
- Theo em, giờ chống sang bờ bên kia, tiếp tục ngược lên, chỗ nào giấu được ta giấu.
- Thôi được, làm theo ý thằng Trường đi.
Vừa sang đến bờ bên kia thì gặp ngay một chiếc thuyền đánh cá của dân vạn chài xuôi xuống. Chiếc thuyền không tránh ra mà cứ nhằm khúc gỗ Cường Gấu đang ngồi trườn tới. Tính dùng sào đẩy thì có tiếng trong mui thuyền vọng ra:
- Ông Cường phải không? Sao lâu thế?
Thì ra là thằng Trí Vịt.
- Lâu cái con khỉ, hút chết vì tay lão Tám Cá.
- Không thấy các ông, tôi lên đây đón. Không dám sang bên ấy vì sợ gặp dân lâm trường. Thấy các ông sang, tôi xuôi xuống.
- Giờ thì sao?
- Bỏ nứa đi, kẹp gỗ vào be thuyền.
- Giao ở đây cũng được à?
- Tiện cho các ông quá, phải không.
- Hai cây lát kia ra sao?
Thằng Khoa lên tiếng.
- Xong rồi, mai có người giao tiền cho các ông tại quán Hoàng Vẩu. Tạm biệt!
Chiếc thuyền chài trôi xuôi khuất lần trong màn sương bàng bạc. Nằm trên chiếc mảng được kết bằng mấy bó nứa, Cường Gấu ngáp một tiếng, uể oải:
- Giờ tụi mày đưa tao đi đâu thì đi!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét