CHƯƠNG VIII
Mấy hôm nay từ bãi gỗ lâm trường ra tới cửa suối Lồ nhộn nhịp hẳn lên. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng cưa, tiếng đục, tiếng thở phì phò của mấy con trâu kéo nứa tạo nên một không gian náo nhiệt trên bến sông vốn thơ mộng, tĩnh lặng. Mỗi năm thường dăm ba lần như vậy. Mỗi lần kéo dài chừng nửa tháng đến hai chục ngày hơn, ngày kém gì đấy. Nó như một thời gian biểu, một điểm nhấn, một sự mong mỏi, đợi chờ của xứ đồng rừng buồn tẻ.
Chị Thoa băm lạt nứa cạnh Man Hoa. nhìn mũi dao Man Hoa mổ vào ruột cây nứa thoăn thoắt, đều đặn, chị buột miệng:
- Man Hoa, làm từ từ để chị em còn theo với!
Man Hoa nhìn cách băm lạt của chị Thoa, ngừng lại nói:
- Em quen rồi chị à. Mà chị ngồi băm kiểu ấy mỏi chết.
Man Hoa sửa lại đòn kê cho chị Thoa, hướng dẫn cách cầm dao để làm cho đỡ mỏi và không tách nứa. Thấy vậy, cả nhóm chị em đều dừng băm, nhờ Man Hoa chỉ giùm. Mấy chị em chưa làm việc này bao giờ, với lại đay là công việc của cánh đi bè chứ không phải của công nhân lâm trường. Đang trồng cây ở tiểu khu 1a.50 thì Long Sẹo gọi cả nhóm về theo lệnh của giám đốc.
- Tổ cô Man Hoa ra bãi gỗ băm lạt nứa cánh bè. Làm ngay đi. Ra đấy hỏi ông Bường.
- Thế còn số cây chuyển vào không trồng làm sao kịp tiến độ?
- Cái đó cô khỏi lo. Cây bầu chứ có phải cây trần đâu mà sợ chết. Cứ làm việc tôi nói đã. Sau này tôi bù người cho cô.
- Giám đốc đã nói thế thì chúng tôi đi.
Ra đến bãi, đang lớ ngớ nhìn xem ông Bường ở đâu, thì cô nghe tiếng gọi:
- Trên này, Man Hoa!
Ông Bường đang lựa nứa lạt. Vài ba chục cây mới có một cây. Man Hoa phụ ông chẻ đôi những cây nứa đường kính 8 đến 10 cm, dài bảy, tám mét.
- Mấy cây này hơi già phải không bác Bường?
- Lệnh giám đốc phải làm thôi. Mai mới có nứa lạt.
- Thế mai băm có được không? Loại này làm lạt khó đấy bác ạ.
- Các cháu làm từ từ thôi, chịu khó băm nhuyễn một chút.
- Làm cho ai bác? Lâm trường hay mấy ông buôn bè?
- Mấy ông buôn bè.
- Của mấy ông buôn bè sao mình phải làm?
- Làm lấy tiền, và cái quan trọng nhất là giải phóng bãi gỗ để tập kết nứa khai thác nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng.
Công việc băm lạt nứa không quá nặng nhọc nhưng nhàm chán. Thường thì phải dăm bảy người mới chạy việc, vừa làm vừa tán chuyện cho quên đi cái nhàm chán của công việc. Cây nứa chẻ đôi, băm dọc theo chiều dọc của dóng cho đến hết chiều dài, lật úp lại dùng dùi đục đập lại lần nữa. Mắt nứa phải đập ba, bốn lần. Đập xong dùng lưỡi dao tì mạnh suốt hai bên mép cho hết lạch nứa để phòng vướng phải đứt tay, rồi lật bụng nứa ra, uốn cong, dùng dao lóc phần ruột, để lại cật nứa sao cho đều. Xong xuôi, cuộn tròn lại đem ra thui qua lửa ngọn. Sơ sẩy một tí là cháy như chơi. Lạt dẻo, chắc phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng khâu chọn nứa làm lạt và thui là quan trọng nhất. Ngoài ông Bường, nhóm Man Hoa chỉ mình cô là biết thui lạt.
Hơn nửa buổi chiều hôm sau, đang cùng ông Bường chẻ nứa thì nhóm Quân về, ngoài ba lô, cưa, dụng cụ đi rừng mỗi người còn kéo theo ba cây nứa lạt, loại nứa mới ra lá trên ngọn. Man Hoa chạy lại đỡ ba lô, cưa cho Chính nhưng mắt không quên lướt nhanh qua Quân mà không để ai nhìn thấy. Trong lòng cô dậy lên cảm giác rạo rực khó tả, dường như dòng máu từ trong ngực đang chạy rần rật, hai má cô nóng dần lên.
- Sao không đỡ cho sư phụ mà đỡ cho tôi? Chính chọc.
- Anh Quân không cần đâu. Man Hoa chống chế.
- Coi kìa, mặt đỏ lên rồi kìa. Đừng nói là mệt nhé!
Chị Thoa hùa vào. Làm ra vẻ tự nhiên, Man Hoa cười:
- Chị ở gần anh Quân sao không đỡ, hay muốn mà không dám vì có em đây!
- Ái chà, ghê nhỉ. Công nhận rồi nhé!
Gần như mọi người đồng thanh rồi nhìn xoáy vào Quân mà cười rộ. Đến lượt Quan đỏ mặt, định nói câu gì chống chế nhưng lại thôi. Trong thâm tâm, Quân nghĩ nếu điều đó là sự thật thì còn gì hạnh phúc hơn nữa.
- Sao không xẻ gỗ mà về đây, anh Quân?
Man Hoa hỏi. Câu hỏi không phải hỏi để mà hỏi. Cô muốn biết sự thật.
- Giám đốc kêu về phụ cánh bè.
À ra thế. Man Hoa khấp khởi trong lòng. Như vậy cô được gặp Quân nhiều hơn, được nói chuyện nhiều hơn. Có nhiều lúc không nói chuyện với nhau nhưng được thấy mặt Quân, hình dáng Quân cô đã vui rồi. Nhiều đêm thức giấc, suy nghĩ vẩn vơ. Không biết trong rừng anh Quân có nấu được canh ăn không? Có bị ruồi vàng đốt không, có bị vắt cắn không. . . Nghe cha và anh Quân nói chuyện về bác Tính ở trong Nghệ An, Man Hoa cứ sợ một ngày nào đó anh về quê rồi không ra nữa. Anh là con trai một mà, cô em gái rồi đi lấy chồng, ai ở với mẹ? Như Man Hoa đây là phận gái, cũng là đứa con duy nhất của cha, nếu phải đi lấy chồng xa cũng không đành. Nhiều lúc cô buồn vì không có anh chị em. Như đọc được suy nghĩ của cô, có lần cha nói: "Con lấy ai cũng được, miễn là yêu thương nhau, gần xa không thành vấn đề. Cha tin rằng khi không có con, cha có nằm xuống thì bà con cũng chôn cất cha tử tế. . ." Cô đã trào nước mắt khi nghe cha nói những lời như vậy. Rồi nhiều lúc cô nghĩ lấy ai đây? Chưa khi nào anh Quân cầm tay hay nói một lời âu yếm với cô. Mấy chàng trai ở lâm trường tán tỉnh, đùa vui, trêu chọc nhưng không một ai dám với tới vì cô là con nhà giàu - họ nói bóng gió như vậy. Còn các chàng trai bản thì tôn trọng, quí mến cô như cô chủ. "Chúng mày không được xí xởn, hỗn với cô Man Hoa đâu nhé". Các bậc phụ huynh nói thế, huyền thoại dân gian chảy qua thế hệ này đến thế hệ khác nói thế, nên trai bản chỉ biết kính cẩn, ngắm nhìn từ xa. Bạo gan chỉ có bọn buôn bè là dám trêu chọc nhưng phần lớn họ đã có vợ con cả rồi. Với lại khi mới thấy Man Hoa, chưa biết tên tuổi, dọ hỏi thì được bàn dân thiên hạ cảnh cáo: "Động ai thì được, động con gái ông Tám Cá coi chừng mất xác". Hỏi vì sao, lại được nghe thêu dệt đủ điều, thành ra Man Hoa, như cái tên của cô - bông hoa man dại chốn đồng rừng. . .
- Thôi, nghỉ thôi, chiều rồi. Ông Bường lên tiếng.
Mọi người dọn dẹp, sắp xếp lại đống nứa đã chẻ.
- Man Hoa về trước nấu cơm cho bác và đám thằng Quân với. Mấy đứa về lâm trường cũng về đi. Con Thoa ghé nhà bác đóng hộ cái chuồng gà nhé!
Ông Bường dẫn anh em Quân đến chỗ ngày mai cuốn nứa. Đã từng dăm ba lần đi bè nên việc cuốn nứa cũng quen.
- Bác chưa tin tưởng anh em cháu thì sẵn lạt đây anh em cháu cuốn cho bác coi thử. Quân nói.
- Thôi, tối rồi, với lại công việc ngày mai làm cùng với dân đi bè chuyên nghiệp, lo gì.
Ông Bường cùng đám anh em Quân ra đến cửa suối Lồ thì gặp Huy và Trọng Hói đi vào. Trên vai mỗi người một khẩu súng săn hai nòng hiệu "Xanh tê chiên hoa dâu".
- Chào anh Bường, chào các chú!
- Chào hai anh!
- Đi tuần rừng hay đi săn đấy? Ông Bường hỏi.
- Sang rủ anh Minh đi kiếm con cheo con chồn nhậu. Bọn tôi đi thì bữa được, bữa không, chứ đi với anh Minh thì lúc nào cũng có.
- Đi may mắn nhé. Có mồi đừng quên anh em nhé! Ông Bường nói sau khi buông tay Huy.
- Anh yên tâm. Đằng nào cũng gặp ở nhà bè ông Tám Cá.
Khi Huy và Trọng Hói đi khuất, Quân hỏi ông Bường:
- Kiểm lâm mà cũng đi săn, bác Bường?
- Ai cấm được tụi nó đâu. Chỉ tụi nó cấm người ta thôi.
Ông Bường kể Minh Chột, Huy đã bắn không biết bao nhiêu là thú. Gặp gì bắn nấy, không kể "sách đỏ, sách đen" chi hết. Bắn được gấu thì họ lấy mật, bốn tay chân, róc xương. Thịt lấy không hết thì bỏ lại. Chỉ khi nào bắn được con mang, con lợn rừng mới kêu người vào khiêng.
- Sao bắn được gấu không kêu người vào khiêng? Nam cuội hỏi.
- Tránh tiếng mà. Hơn nữa thịt gấu không ngon, chỉ quý ở mật, xương và bốn tay chân thôi.
- Mật thì biết rồi, xương để nấu cao cũng biết rồi, còn tay chân thì để làm gì bác?
- Ngâm rượu!
Ông Bường nói mấy sếp hàng tỉnh thích rượu ngâm thuốc, ngâm động vật hơn rượu tây. Như sếp Kim chỉ cần khen loại rượu gì "uống được" là các giám đốc lâm trường tìm để tặng cho bằng được. Thế nhưng việc ngâm rượu đâu phải dễ. Chỉ có Minh Chột tặng rượu ngâm là sếp ưng ý nhất. Nhiều vị giám đốc lâm trường nói đùa Minh Chột làm được giám đốc là nhờ tài săn bắn và ngâm rượu. Sau cái vụ thanh tra lâm trường, Minh Chột bắn được con gấu ngựa, không như lần khác, lần này ông ta gọi mấy cậu thanh niên lâm trường vào rừng khiêng về. "Thịt để anh em ăn, còn lại tôi làm quà để sếp biếu mấy sếp lớn". Ông ta nói ngầm ý như đe nẹt, như thách thức. Rồi ông ta sai tôi sấy tay gấu. Đào cái lò, quạt than gỗ sường, bắc trên lò cái lu sành, trong lu đổ gần hai lóng tay cát, trên cát xếp một lớp đá cuội bằng quả trứng vịt. Quạt cho đến khi đá cuội nóng thì để tay, chân gấu vào, dăm ba phút lại trở. Sấy được bốn cái chân tay gấu cho khô phải hơn mười sáu tiếng đồng hồ. Tay gấu khô đem nạo lông, bóc móng, ngâm rượu mạnh rửa, chà cho sạch rồi lại thay rượu, ngâm đúng sáu tiếng đồng hồ nữa, lấy ra để cho ráo rồi cho vào thẩu rượu đã ngâm sẵn bộ gan và cái mật. Năm ngày sau mới nút thật kín miệng thẩu, dùng sợi dây mây đắng vót mảnh nịt kĩ.
- Sao phải đợi đến năm ngày mới bịt kín miệng thẩu? Nam Cuội hỏi.
- Phòng ngừa nổ thẩu. Kinh nghiệm xưa bày thế.
- Đúng là ăn chơi cũng lắm công phu. Chính lên tiếng.
Xa hoa thì đúng hơn, Quân nghĩ. Câu chuyện của ông Bường kể làm mọi người quên mất đoạn đường đang đi. Ánh đèn nhà bè ông Tám Cá hắt xuống sông lấp loáng những con sóng nhỏ. Mùi cơm gạo mới, mùi cá nướng phảng phất bất giác đánh thức cơn đói, Quân nuốt nhẹ nước bọt tứa ra trong miệng.
- Thôi, nghỉ thôi, chiều rồi. Ông Bường lên tiếng.
Mọi người dọn dẹp, sắp xếp lại đống nứa đã chẻ.
- Man Hoa về trước nấu cơm cho bác và đám thằng Quân với. Mấy đứa về lâm trường cũng về đi. Con Thoa ghé nhà bác đóng hộ cái chuồng gà nhé!
Ông Bường dẫn anh em Quân đến chỗ ngày mai cuốn nứa. Đã từng dăm ba lần đi bè nên việc cuốn nứa cũng quen.
- Bác chưa tin tưởng anh em cháu thì sẵn lạt đây anh em cháu cuốn cho bác coi thử. Quân nói.
- Thôi, tối rồi, với lại công việc ngày mai làm cùng với dân đi bè chuyên nghiệp, lo gì.
Ông Bường cùng đám anh em Quân ra đến cửa suối Lồ thì gặp Huy và Trọng Hói đi vào. Trên vai mỗi người một khẩu súng săn hai nòng hiệu "Xanh tê chiên hoa dâu".
- Chào anh Bường, chào các chú!
- Chào hai anh!
- Đi tuần rừng hay đi săn đấy? Ông Bường hỏi.
- Sang rủ anh Minh đi kiếm con cheo con chồn nhậu. Bọn tôi đi thì bữa được, bữa không, chứ đi với anh Minh thì lúc nào cũng có.
- Đi may mắn nhé. Có mồi đừng quên anh em nhé! Ông Bường nói sau khi buông tay Huy.
- Anh yên tâm. Đằng nào cũng gặp ở nhà bè ông Tám Cá.
Khi Huy và Trọng Hói đi khuất, Quân hỏi ông Bường:
- Kiểm lâm mà cũng đi săn, bác Bường?
- Ai cấm được tụi nó đâu. Chỉ tụi nó cấm người ta thôi.
Ông Bường kể Minh Chột, Huy đã bắn không biết bao nhiêu là thú. Gặp gì bắn nấy, không kể "sách đỏ, sách đen" chi hết. Bắn được gấu thì họ lấy mật, bốn tay chân, róc xương. Thịt lấy không hết thì bỏ lại. Chỉ khi nào bắn được con mang, con lợn rừng mới kêu người vào khiêng.
- Sao bắn được gấu không kêu người vào khiêng? Nam cuội hỏi.
- Tránh tiếng mà. Hơn nữa thịt gấu không ngon, chỉ quý ở mật, xương và bốn tay chân thôi.
- Mật thì biết rồi, xương để nấu cao cũng biết rồi, còn tay chân thì để làm gì bác?
- Ngâm rượu!
Ông Bường nói mấy sếp hàng tỉnh thích rượu ngâm thuốc, ngâm động vật hơn rượu tây. Như sếp Kim chỉ cần khen loại rượu gì "uống được" là các giám đốc lâm trường tìm để tặng cho bằng được. Thế nhưng việc ngâm rượu đâu phải dễ. Chỉ có Minh Chột tặng rượu ngâm là sếp ưng ý nhất. Nhiều vị giám đốc lâm trường nói đùa Minh Chột làm được giám đốc là nhờ tài săn bắn và ngâm rượu. Sau cái vụ thanh tra lâm trường, Minh Chột bắn được con gấu ngựa, không như lần khác, lần này ông ta gọi mấy cậu thanh niên lâm trường vào rừng khiêng về. "Thịt để anh em ăn, còn lại tôi làm quà để sếp biếu mấy sếp lớn". Ông ta nói ngầm ý như đe nẹt, như thách thức. Rồi ông ta sai tôi sấy tay gấu. Đào cái lò, quạt than gỗ sường, bắc trên lò cái lu sành, trong lu đổ gần hai lóng tay cát, trên cát xếp một lớp đá cuội bằng quả trứng vịt. Quạt cho đến khi đá cuội nóng thì để tay, chân gấu vào, dăm ba phút lại trở. Sấy được bốn cái chân tay gấu cho khô phải hơn mười sáu tiếng đồng hồ. Tay gấu khô đem nạo lông, bóc móng, ngâm rượu mạnh rửa, chà cho sạch rồi lại thay rượu, ngâm đúng sáu tiếng đồng hồ nữa, lấy ra để cho ráo rồi cho vào thẩu rượu đã ngâm sẵn bộ gan và cái mật. Năm ngày sau mới nút thật kín miệng thẩu, dùng sợi dây mây đắng vót mảnh nịt kĩ.
- Sao phải đợi đến năm ngày mới bịt kín miệng thẩu? Nam Cuội hỏi.
- Phòng ngừa nổ thẩu. Kinh nghiệm xưa bày thế.
- Đúng là ăn chơi cũng lắm công phu. Chính lên tiếng.
Xa hoa thì đúng hơn, Quân nghĩ. Câu chuyện của ông Bường kể làm mọi người quên mất đoạn đường đang đi. Ánh đèn nhà bè ông Tám Cá hắt xuống sông lấp loáng những con sóng nhỏ. Mùi cơm gạo mới, mùi cá nướng phảng phất bất giác đánh thức cơn đói, Quân nuốt nhẹ nước bọt tứa ra trong miệng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét