1. Hơn một năm chuyển công tác, gần một năm viết blog, nhìn lại mới thấy câu nói "Ông Trời không cho ai tất cả và cũng không lấy của ai tất cả", có lý.
Thứ nhất, phải đi xa hơn nơi công tác cũ tám lần nên những ngày mưa gió, rét buốt cũng vất vả. Riết rồi cũng quen, đôi lúc chạy xe trong mưa tôi bỗng thương những người lái xe ôm, những người đàn bà xe máy chất đầy hoa quả, rau củ mua chợ này bán chợ khác. Ngày nào cảnh ấy cũng xảy ra, còn tôi được nghỉ hai ngày thứ bảy, chủ nhật. Hồi công tác tại trường được nghỉ ngày chủ nhật cũng đã là rất hiếm.
Thứ hai, công việc ở đơn vị mới nhàn hạ hơn rất nhiều lần so với đơn vị cũ. Một học kỳ không đứng trên bục giảng tôi thấy như thiếu một cái gì, bứt rứt khó chịu. Đầu năm học này tôi được phân công dạy một lớp 12 hệ Giáo dục thường xuyên. Bao nhiêu kinh nghiệm, tâm huyết đem ra thi thố nhưng học trò bữa nào cũng vắng năm bảy em, hỏi bài cũ thì phần lớn: "thưa thầy em chưa học bài cũ". Hồi ở trường THPT Phan Chu Trinh, trong tiết dạy của tôi không bao giờ có điều đó xảy ra. Nhiều lúc nghĩ cũng nản, muốn buông xuôi nhưng nghĩ lại chẳng lẽ mới như vậy mà thối chí? Phải cố gắng hơn nữa, hơn nữa, tôi tự nhủ lòng như vậy. và hai tuần học gần đây hầu như tiết học nào của tôi các em cũng đông đủ, phát biểu xây dựng bài chẳng khác nào các lớp trước đây tôi dạy ở trường THPT Phan Chu Trinh. Có nhóm học sinh tâm sự với tôi:"Bây giờ chúng em mới học liệu có muộn không thầy?". Tôi trả lời: "Việc học không bao giờ muộn nhưng so với quãng thời gian học tập vừa qua các em đã lãng phí rất nhiều". Nghe tôi nói vậy, một em, như thay mặt cả nhóm, hứa: "Vì lãng phí thời gian nên thời gian còn lại chúng em phải cố gắng gấp đôi để bù thầy ạ". Chao ôi! Nghe câu nói ấy trong lòng tôi vui sướng vô cùng. Nghiệp làm thầy còn gì vui hơn khi học sinh của mình ý thức được việc học.
Thứ ba, công việc nhàn, ít áp lực nên tôi có thời gian đọc báo, lướt web, đọc blog. Thời đại công nghệ thông tin nên thế giới nhỏ hơn. Rồi nữa, qua những trang blog cá nhân, tôi cảm nhận được những tâm tư, suy nghĩ, ước muốn, sẻ chia của bao người trong nước, ngoài nước. Cách nửa vòng trái đất mà tôi bắt gặp một tâm hồn đẹp, dịu dàng, lấp lánh ánh Trăng Quê. Có những bài viết của chị làm tôi thực sự xúc động. Khá hóm hỉnh, sắc sảo, "nhìn vấn đề là thấy ván đề" của Trang Hạ dễ lôi cuốn từ chuyện này sang chuyện khác. Trên cái bàn tiệc của Quê Choa, tôi chỉ thích những gì mà chính tác giả nấu nướng. Mấy món góp vào làm phong phú nhưng nhạt đi chất văn chương. Trong thâm tâm, thế nào tôi cũng tìm gặp bọ Lập để hỏi chuyện này. . .
Đôi lúc, đọc lại những gì mình viết trên blog thấy có bài, có đoạn như khoai luộc chưa chín. Bỏ đi không đành, thôi thì cứ để đấy, một khi gia tài lớn lên ta đổ rác cũng chưa muộn. Không hiểu chủ nhân các blog khác như thế nào, còn tôi khi mở blog để viết, thấy có độc giả nước này, nước khác, nói như ngôn ngữ bọ Lập là "khoái củ tỷ" rồi. Vì thế, lâu lâu vì chuyện này, chuyện khác không viết được một cái gì đó cũng nóng ruột. Phải "nuôi" blog nên vợ tôi vui ra mặt vì thời gian rảnh tôi ở nhà nhiều hơn, không như trước cứ lông dông ngoài đường.
2. "Trên thế giới cái gì cũng thay đổi, chỉ một điều duy nhất không thay đổi, đó là sự thay đổi!". Cái nhà mới rồi cũng sẽ cũ, cái xe long lanh là thế rồi cũng phải bỏ bãi, điện thoại di động tháng trước là đỉnh, tháng sau đã giảm 20% giá trị rồi. Con người về thể xác, tính cách cũng thay đổi hàng ngày. Thay đổi để phát triển - điều đó đúng, thay đổi để thụt lùi, thoái hóa - điều đó cũng không sai!
Thế hệ chúng tôi, hồi còn đi học bị thầy cô đánh là chuyện bình thường. Không làm bài tập - đánh; không thuộc bài - đánh; trốn học - cũng bị đánh. Những chuyện bị thầy cô đánh cha mẹ biết được - lại đánh. Thế mà mỗi khi bạn bè có dịp ngồi với nhau, nói về kỷ niệm xưa lòng lại nao nao. Thầy trò gặp lại, ôm nhau mừng mừng tủi tủi. Có lẽ được đánh như vậy mà chúng tôi nên người. Thầy cô dạy dỗ chúng tôi mãi là thàn tượng, là tấm gương đích thực.
Bây giờ, xã hội tiến bộ, các thầy cô tuyệt đối không được đánh học sinh. Mà có đánh xem chừng bị kỷ luật, đuổi việc như chơi, cho dù xuất phát từ mong muốn học sinh mình tiến bộ. Đạo đức xã hội xuống cấp, đạo đức học đường xuống cấp tất cả được quy về ngành giáo dục.
Một đồng nghiệp của tôi dạy trường N H kể lớp anh có một học sinh thường trốn tiết, không bao giờ làm bài tập, các tiết học thì nói chuyện và chọc ghẹo bạn bè. Có lần, bực quá anh nói:
- Em mà cứ thế tôi đề ngị nhà trường đuổi học đấy!
Lập tức học sinh ấy đứng lên:
- Ông là cái con mẹ gì mà đuổi học tôi? Tôi nói cho ông biết coi chừng tôi đuổi ông ra khỏi trường trước đấy!
Xã hội ơi! Có nghe những chuyện ấy thì mới tháy cái áp lực đè lên đôi vai gầy guộc của nhà giáo nặng đến nhường nào. Còn tôi, hồi còn làm quản lý ở Trường cấp II-III Phan Chu Trinh, cùng với một cô giáo chủ nhiệm ra nhà một học sinh bỏ học vận động trở lại lớp thì má em ấy nói:
- Thầy cô có nuôi được nó thì tôi cho. Học, giỏi lắm cũng như thầy cô, tháng được mấy hột lương?
Thuyết phục mãi không được, chúng tôi ra về, dọc đường không ai nói với ai câu nào. Nhiều thầy cô quá bực với những hành vi vô lễ của học sinh phản ứng tiêu cực là "chửi mát" hoặc xử sự theo kiểu hội chứng MĂCKENO (mặc kệ nó).
Sáng đọc báo, choáng, vì theo thống kê của ngành Công an 5 năm trở lại đây, mỗi năm dao động bình quan 15.000 đến 18.000 trẻ vị thành niên phạm tội, rất và rát nhiều vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng! Có thể ai cũng nêu ra được hàng chục nguyên nhân phạm tội; còn cách giải quyết nguyên nhân tận gốc rễ? Theo tôi, một trong những việc cần thiết là phải nâng tầm vị thế nhà giáo, thứ hai là phải phối hợp nhiều biện pháp giáo dục, đặc biệt giáo dục ở gia đình mà đôi lúc phải sử dụng lại cách giáo dục cũ: đòn roi. Và nữa, các phương tiện thông tin đại chúng thay vì quá đi sâu vào việc giáo viên X, Y, Z nào đó đánh học sinh mà hãy nêu gương những thầy cô giáo hết lòng vì học sinh. Để tâm một tí, chúng ta thấy việc phê phán giáo viên trên mặt báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng có tỷ lệ quá lớn so với ca ngợi, vinh danh!
3. Hình như đấu tranh để đòi hỏi sự công bằng trong xã hội không có điểm kết thúc. "Có bất công mới thành xã hội", tôi không biết ai đã nói như vậy nhưng ngẫm ra nó gần như chân lý. Một vấn đề đơn giản mà ai cũng nhìn thấy được đó là sự "tin tưởng có mức độ" trong hệ thống giáo dục. Này nhé, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp được tuyển sinh, đào tạo, được cấp bằng tốt nghiệp; còn các trường THPT, THCS không được ra đề thi tốt nghiệp, không được cấp bằng cho học sinh cho dù trường đó có là trường chuyên, trường chuản. Chính vì "tin tưởng có mức độ" nên hiệu trưởng, giáo viên trường THPT, THCS "chịu trách nhiệm" có mức độ đối với sản phẩm đào tạo của mình! Có ông hiệu trưởng nào vì tỷ lệ học sinh đỗ thấp phải cách chức đâu, giáo viên giảng dạy môn thi tốt nghiệp vẫn lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua bình thường! Một thực tế khi ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trường đỗ tốt nghiệp 0 %, tỷ lệ trường đỗ 80 % không nhiều. Thế mà vài năm sau, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp vượt bậc. Thầy dạy tâm huyết hơn? Chưa hẳn. Trò học chăm chỉ hơn? Không đúng. Học sinh thông minh hơn hay chương trình nhẹ hơn? Như trước đây thôi! Vậy vấn đề nằm ở chỗ nào? Đó là cách coi thi mà thôi. Những giáo viên tâm huyết thấy học sinh trường mình đỗ cao họ không mừng vì những học sinh không đáng đỗ vẫn đỗ. Tôi tin rằng nếu để cho trường tự đánh giá chất lượng, tự ra đề thi, tự cấp bằng cho học sinh thì chắc chắn không có học sinh "đỗ nhầm".
Nói đi cũng phải nói lại, thời đại nay cũng có học sinh xuất sắc, trung thực, có lý tưởng. Theo thống kê, đánh giá bằng nhiều nguồn, thì thế hệ 8X nổi trội hơn cả. Thế hệ 8X cũng đã lùi khá xa rồi, thế hệ 9X càng về sau càng bỏ phí thời gian cho học tập, tu dưỡng. Ngồi buồn, tán gẫu với nhau, thở than tiếc nuối: " Bao giờ cho đến. . .ngày xưa!".
Một đồng nghiệp của tôi dạy trường N H kể lớp anh có một học sinh thường trốn tiết, không bao giờ làm bài tập, các tiết học thì nói chuyện và chọc ghẹo bạn bè. Có lần, bực quá anh nói:
- Em mà cứ thế tôi đề ngị nhà trường đuổi học đấy!
Lập tức học sinh ấy đứng lên:
- Ông là cái con mẹ gì mà đuổi học tôi? Tôi nói cho ông biết coi chừng tôi đuổi ông ra khỏi trường trước đấy!
Xã hội ơi! Có nghe những chuyện ấy thì mới tháy cái áp lực đè lên đôi vai gầy guộc của nhà giáo nặng đến nhường nào. Còn tôi, hồi còn làm quản lý ở Trường cấp II-III Phan Chu Trinh, cùng với một cô giáo chủ nhiệm ra nhà một học sinh bỏ học vận động trở lại lớp thì má em ấy nói:
- Thầy cô có nuôi được nó thì tôi cho. Học, giỏi lắm cũng như thầy cô, tháng được mấy hột lương?
Thuyết phục mãi không được, chúng tôi ra về, dọc đường không ai nói với ai câu nào. Nhiều thầy cô quá bực với những hành vi vô lễ của học sinh phản ứng tiêu cực là "chửi mát" hoặc xử sự theo kiểu hội chứng MĂCKENO (mặc kệ nó).
Sáng đọc báo, choáng, vì theo thống kê của ngành Công an 5 năm trở lại đây, mỗi năm dao động bình quan 15.000 đến 18.000 trẻ vị thành niên phạm tội, rất và rát nhiều vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng! Có thể ai cũng nêu ra được hàng chục nguyên nhân phạm tội; còn cách giải quyết nguyên nhân tận gốc rễ? Theo tôi, một trong những việc cần thiết là phải nâng tầm vị thế nhà giáo, thứ hai là phải phối hợp nhiều biện pháp giáo dục, đặc biệt giáo dục ở gia đình mà đôi lúc phải sử dụng lại cách giáo dục cũ: đòn roi. Và nữa, các phương tiện thông tin đại chúng thay vì quá đi sâu vào việc giáo viên X, Y, Z nào đó đánh học sinh mà hãy nêu gương những thầy cô giáo hết lòng vì học sinh. Để tâm một tí, chúng ta thấy việc phê phán giáo viên trên mặt báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng có tỷ lệ quá lớn so với ca ngợi, vinh danh!
3. Hình như đấu tranh để đòi hỏi sự công bằng trong xã hội không có điểm kết thúc. "Có bất công mới thành xã hội", tôi không biết ai đã nói như vậy nhưng ngẫm ra nó gần như chân lý. Một vấn đề đơn giản mà ai cũng nhìn thấy được đó là sự "tin tưởng có mức độ" trong hệ thống giáo dục. Này nhé, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp được tuyển sinh, đào tạo, được cấp bằng tốt nghiệp; còn các trường THPT, THCS không được ra đề thi tốt nghiệp, không được cấp bằng cho học sinh cho dù trường đó có là trường chuyên, trường chuản. Chính vì "tin tưởng có mức độ" nên hiệu trưởng, giáo viên trường THPT, THCS "chịu trách nhiệm" có mức độ đối với sản phẩm đào tạo của mình! Có ông hiệu trưởng nào vì tỷ lệ học sinh đỗ thấp phải cách chức đâu, giáo viên giảng dạy môn thi tốt nghiệp vẫn lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua bình thường! Một thực tế khi ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có trường đỗ tốt nghiệp 0 %, tỷ lệ trường đỗ 80 % không nhiều. Thế mà vài năm sau, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp vượt bậc. Thầy dạy tâm huyết hơn? Chưa hẳn. Trò học chăm chỉ hơn? Không đúng. Học sinh thông minh hơn hay chương trình nhẹ hơn? Như trước đây thôi! Vậy vấn đề nằm ở chỗ nào? Đó là cách coi thi mà thôi. Những giáo viên tâm huyết thấy học sinh trường mình đỗ cao họ không mừng vì những học sinh không đáng đỗ vẫn đỗ. Tôi tin rằng nếu để cho trường tự đánh giá chất lượng, tự ra đề thi, tự cấp bằng cho học sinh thì chắc chắn không có học sinh "đỗ nhầm".
Nói đi cũng phải nói lại, thời đại nay cũng có học sinh xuất sắc, trung thực, có lý tưởng. Theo thống kê, đánh giá bằng nhiều nguồn, thì thế hệ 8X nổi trội hơn cả. Thế hệ 8X cũng đã lùi khá xa rồi, thế hệ 9X càng về sau càng bỏ phí thời gian cho học tập, tu dưỡng. Ngồi buồn, tán gẫu với nhau, thở than tiếc nuối: " Bao giờ cho đến. . .ngày xưa!".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét