“XỜ” VÀ “SỜ”
Học trò lớp 2 viết bài
thường hay mắc lỗi khi sử dụng âm S và X. Nghĩ ra một cách giúp học trò viết
cho đúng, cô giáo ghi chữ s lên bảng rồi nói với học sinh:
- Đây là âm “sờ”, các
con thấy nó giống cái gì?
Cả lớp đồng thanh:
- Thưa cô giống cái mỏ
con chim ạ!
Cô giáo mở ngoặc đơn sau chữ s viết chữ “chim”rồi chấm hai chấm, ghi ví
dụ chữ viết sử dụng âm “sờ” là “sung sướng”.
Học trò chép vào vở
xong, cô lại viết chữ x, lại mở ngoặc đơn ghi chữ bướm, vì chữ x giống con bướm,
cô chấm hai chấm, lấy ví dụ bằng từ láy “xấu xa”.
Tối, học trò mang vở ra
học, đọc toáng lên:
- Sờ chim sung sướng, xờ
bướm xấu xa…
Bà mẹ nghe, la: “Học gì tầm bậy
thế?”. Ông bố lẩm bẩm: “Thật không công bằng!”. Còn đứa trẻ dõng dạc:
- Cô giáo dạy đấy!
KHI HỌC SINH LÀ CHỦ THỂ SÁNG TẠO
Thầy Trưởng phòng Giáo dục dặn đi dặn lại cô giáo dạy lớp hai trường điểm:
“Dạy gì thì dạy, phải làm sao khi chuyên viên sở dự giờ thấy được học sinh là
chủ thể sáng tạo, có như vậy người ta mới đánh giá phát huy tính tich cực học tập
của học sinh.”
Để chuẩn bị cho việc dự
giờ của đoàn thanh tra Sở, cô giáo đã “gà” cho học sinh trước:
- Cô sẽ cho các con tìm
hai vần theo thứ tự, hễ xong “con” vần tiếp theo là cái “cái”. Ví dụ cô cho vần
“ông” thì các con đọc là “con sông”; cô cho vần “è” thì các con đọc là “cái bè”…
Các cháu có vẻ hứng thú
với cách học này.
Hôm đó, thanh tra Sở dự giờ tiết học vần, mấy
phút đầu các cháu còn im lặng, khi cô giáo dạy, chúng lại như mỗi buổi học thường
ngày khác, lại trêu chọc nhau, lại ồn ào. Cô giáo nhắc nhở:
- Nào các con, im…
Cả lớp đồng thanh:
- Con chim.
Rồi chúng cười ngặt nghẽo, cô giáo bất ngờ, bực mình, không giữ được bình
tĩnh, lớn tiếng:
- Ồn!
Lập tức cả lớp:
- Cái …ồn…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét