Đọc bài thơ Đi hát mất ô của Tú Xương,
tôi rất thích, và tôi tin rằng ai yêu thơ Tú Xương càng thích thú bài thơ hơn
khi đọc lời bình của Nguyễn Tuân viết trong Thời và thơ Tú Xương. Để
bạn đọc tiện theo dõi tài thơ Tú Xương, cũng nên nhắc lại:
Hôm qua anh đến chơi đây
Giày “giôn”
anh dận, ô “Tây” anh cầm
Rạng ngày sang trống canh năm
Anh đã
thức dậy, em nằm trơ trơ
Hỏi ô, ô mất bao giờ
Hỏi
em, em cứ ậm ờ không thưa
Chỉn e rày nắng mai mưa
Lấy gì
đi sớm về trưa với tình!
Tôi nghĩ, đây là bài tự vịnh
thứ hai của nhà thơ Tú Xương, bởi nó lô gíc với bài Tự vịnh trước đó:
Vị Xuyên có Tú Xương
Dở
dở lại ương ương:
Cao
lâu thường ăn quỵt
Thổ
đĩ lại chơi lường!
Nhưng thực ra không phải như
vậy, Tú Xương không phải là “nhân vật chính” trong bài thơ! Nhà thơ làm bài thơ
này khi nghe bạn ông – nhà thơ Dực Đình, cũng ở Nam Định lên Hà Nội hát ả đào ở
phố Hàng Giấy bị mất ô, kể lại. Tú Xương xui ông bạn cứ đến đó hát, đọc cho bà
chủ nhà hàng nghe thế nào cũng lấy lại được ô. Nghe Dực Đình đọc bài thơ, bà chủ
khen hay, rồi chợt giật mình nếu bài thơ được phổ biến thì nhà hàng mất khách. Bà
chủ đành đền ô cho Dực Đình, không tính tiền hát, lại năn nỉ ông nói lại với Tú
Xương là làm sao “phản biện” vì sợ bài thơ nhiều người biết. Nghe bạn kể lại,
Tú Xương hẹn ngày mai sẽ có “phúc đáp”. Hôm sau Dực Đình đến, ông đưa cho bạn
bài thơ có “vận dụng” hai câu Kiều của Nguyễn Du, nối tiếp Đi hát mất ô, thành bài thơ
đối đáp:
Chẳng
qua muôn sự tại trời
Thôi
thôi xin chớ dài lời làm chi
Nắng thì nắng cũng có khi
Mưa
thì mưa cũng có kì mà thôi
Thực tình anh có thương tôi
Thì
anh cứ việc đội trời mà lên
Nhược bằng ông cứ bắt đền
Thì
tôi đền cái “đắt tiền bằng ba”.
Quả thực, khi bài thơ Đi hát
mất ô nhiều người biết thì nhà hàng không những mất khách mà còn đông
khách hơn trước. Tài thơ Tú Xương thật đáng khâm phục!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét