1.
Sáng sớm mấy anh em đi bộ, anh Tám Mô, quê ở đây nhưng làm ăn xa, mới trở về “thủ
từ đường” năm bảy năm nay, hỏi tôi:
-
Thầy ở đây hơn ba mươi năm rồi thấy địa phương có gì đổi khác không?
Tôi trả lời có khác nhưng “cơ bản
vẫn vậy”. Anh Tám nói:
-
Buồn quá thầy ạ! Dân làm nông mà có hột phân bò nào cũng đem bán cho tỉnh khác
ráo trọi. Lúa, mía thì khi nào cũng phân đạm, thầy thấy đấy, đất đai chai sạn,
cây mía mà như cây sả!
Hai
Lại mới đi du lịch kết hợp làm thêm ở Hà Lan về, nói:
-
Không thay đổi vì không chịu đổi mới cách suy nghĩ, mà ngay cả mấy ông ủy ban,
công văn nói sao làm vậy, không đọc, không học, không trăn trở làm sao cho giàu
thì nói chi đến dân!
Rồi
chuyện xoay sang bờ kè chống xói lở, chuyện mở rộng quốc lộ 1A.
-
Rừng phá hết nên giờ phải xây kè chống xói lở. Mà ai phá? Dân phá! Vợ cán bộ
buôn than thì có phải tiếp tay cho dân phá không? Thời đánh Mĩ không nói làm
gì, thời Pháp, ông nội tôi kể, kiểm lâm có mấy người mà quản cả tỉnh. Vì sao họ
quản được? Vì người ta thực thi pháp luật nghiêm minh. Bây giờ rừng phá cứ đổ
cho lực lượng kiểm lâm mỏng. Cái gốc không là ở đấy, mà là ý thức trách nhiệm trong
sự thực thi pháp luật kia…Không biết đến khi nào việc thực thi pháp luật được
như thời Pháp – Tám Mô thở dài.
Hai Lại kéo Tám Mô vào sát mé đường
tránh chiếc xe ba gác, than thở:
-
Đường đã xấu mà còn dùng xe múc cào cho nham nhở. Cào rồi để đó cả năm trời. Ô
tô qua bụi mù mịt, xe máy chạy dồng tức cả ngực, không mấy bữa mà ốc vít cái
nào cũng kêu…không như thời Mĩ, họ làm đến đâu là gọn đến đấy.
Lại
hoài cổ. Tôi nhớ khi vào đây dạy học, năm 1984, con đường quốc lộ mới Mĩ làm
trước giải phóng, nghĩa là cũng được mươi mười lăm năm năm rồi mà vẫn láng
bóng, mãi đến những năm 2006 – 2007 mới tráng nhựa lại, như vậy tuổi thọ mặt đường
30 năm có lẻ. Mong sao Dự án mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A khi hoàn thành, mặt
đường có tuổi thọ từ 15 – 20 năm đã là hạnh phúc lắm rồi. Báo chí đưa tin đường
cao tốc Long Thành – Dầu Dây, Hà Nội – Lào Cai mới khánh thành đó mà đã có chỗ
nứt, lún rồi thì chất lượng con đường đang làm ai mà biết được nó sống được bao
lâu?
2.
Nhắc đến việc xây bờ kè mới nhớ lại buổi trò chuyện với Đặng Cao Khải – Phó Bí
thư thị ủy, nhân dịp về trường dự lễ tổng kết. Hai Khải trước đây là trưởng
phòng giáo dục nên chuyện trường lớp “rành sáu câu”. Nghe báo cáo tổng kết, ghi
vài ý, lên phát biểu ngoài việc khen đúng mực, anh trăn trở về chất lượng đội
ngũ giáo viên và nhất là ý thức đạo đức học sinh không được như ngày trước.
Thầy
Trân – Phó Hiệu trưởng nhà trường hỏi bao giờ thì xây xong bờ kè, anh cười: “Ông
hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai? Đùa tí cho vui chứ nó phụ thuộc vào nguồn vốn cấp
của trung ương, với lại khi xây dựng dự toán cách đây mấy năm, bây giờ trượt
giá, cũng chưa biết làm sao đây”. Rồi anh nói về ngày xưa, mà mới hai mươi hai
lăm năm nay thôi, hai bên bờ đầm là những dải rừng bần đẹp lắm. Nếu giữ được dải
rừng bần ấy mà phát triển du lịch thì tốt biết bao. Dân phá bần đua nhau làm
đìa nuôi tôm, một hai vụ đầu chưa ô nhiễm nên trúng lớn, rồi sau đó là thất bại
nối tiếp thất bại; nhiều lúc nghe báo cáo mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản
không biết vui hay buồn nữa. Mà tôi thấy ở ta nuôi trồng thủy sản nó mâu thuẫn
với việc phát triển du lịch biển mấy ông ạ…
Nhìn
ra hai bên bờ đầm chói chang nắng, những cái đìa thòi ra thụt vào, bờ sạt lở
trông thật thảm hại, Hai Khải trầm ngâm:
-
Giá mà giữ được những rặng bần như ngày xưa thì đẹp biết mấy…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét