MẸ VÀ QUẢ
Những
mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ
vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những
mùa quả lặn rồi lại mọc
Như
mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ
chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn
những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng
mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ
xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Lũ
chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy
mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
Tôi
hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình
vẫn còn một thứ quả non xanh.
Người
mẹ - nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Từ xưa tới nay, từ Á sang Âu, hình
tượng người mẹ luôn tỏa sáng lung linh tấm lòng nhân hậu, bao dung, độ lượng,
suốt cả cuộc đời vì chồng vì con, vì quê hương đất nước. Khi viết về người mẹ,
mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau, điều đó phụ thuộc vào cung bậc cảm
xúc, năng khiếu thẩm mĩ và hình thức thể hiện.
Bài
thơ Mẹ
và quả của Nguyễn Khoa Điềm (in trong tập Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB
Văn học, Hà Nội, 1985) viết về mẹ say lòng người đọc bởi hơi thơ hồn nhiên mà
sâu lắng, ngôn từ giản dị nhưng tính khái quát, chiêm nghiệm cao hòa trong mạch
cảm xúc yêu thương, kính trọng vô bờ.
Đọc
khổ thơ đầu, khá thú vị với cách viết của nhà thơ:
Những mùa quả mẹ tôi hái
được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ
vun trồng
Tại sao tác giả không viết:
Những mùa vụ mẹ tôi thu hoạch
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ
vun trồng.
Khi nói đến mùa vụ, người ta nghĩ
ngay đến vụ chiêm vụ mùa. Ngoài vụ chiêm vụ mùa mẹ còn phải gieo trồng rau màu
bầu bí, mỗi thứ một tí, gom góp nuôi đàn con khôn lớn. Suy cho cùng, hạt lúa
cũng là một loại “quả”, vậy nên “mùa quả” có tính khái quát hơn.
Đến
câu thơ thứ hai: Mẹ vẫn trông vào tay mẹ
vun trồng, người đọc băn khoăn với chữ “trông”. Theo Từ điển Tiếng Việt,
“trông” có những nghĩa sau: 1. Nhìn để nhận biết; 2. Để ý nhìn ngó, coi sóc,
giữ cho yên ổn; 3. Mong; 4. Hướng đến với lòng hi vọng, mong được giúp đỡ…Như
vậy, chữ “trông” trong câu thơ hiểu với 3 nghĩa trước là đúng; theo nghĩa thứ 4,
câu thơ là sự khẳng định: mùa quả của mẹ do mẹ quyết định, chẳng trông ngóng
mong chờ vào ai khác.
Mặt
trời mọc, mặt trăng lặn là sự tiếp nối không ngừng nghỉ của thời gian, tác giả
lấy qui luật này để so sánh với mùa quả của mẹ. Thời gian tuần hoàn, liên tiếp,
mùa quả của mẹ cũng vậy. Thời gian không ngưng đọng mẹ không ngưng tay. Thời
gian có sáng có tối, mùa quả của mẹ khi bội thu lúc thất bát. Cách so sánh mới
lạ nhưng hồn nhiên với hình ảnh đẹp:
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như
mặt trăng.
Khổ
thơ thứ hai, hai câu đầu tác giả đối chiếu: “lũ chúng tôi” với “bí và bầu”
trong không gian ba chiều, ngôn từ ngộ nghĩnh của lứa tuổi đồng giao:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì
lớn xuống
Cái hình dáng “lớn xuống” được
liên tưởng:
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn.
Viết được như vậy đã thể hiện sự
biết ơn, đã thấy được công lao to lớn của mẹ. Câu thơ thứ tư, câu kết của khổ
hai, không ngừng lại ở đấy, cao hơn, là sự thấu hiểu:
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Giọt mồ hôi rỏ xuống lòng mẹ thầm
lặng. Câu thơ thể hiện sự từng trải, chiêm nghiệm. Thầm lặng là âm thầm, lặng
lẽ, ít ai biết đến. Nếu tác giả viết: Chúng
mang dáng giọt mồ hôi mặn, Rỏ xuống vườn cây trái mẹ tôi thì mới dừng lại ở
sự vất vả khó nhọc. Với mẹ, vất vả khó nhọc ấy thường tình. Nỗi vất vả lớn hơn
mẹ phải gánh chịu là sự cô đơn, nhớ nhung, âm thầm chịu đựng. Đặt bài thơ trong
hoàn cảnh đất nước chiến tranh lúc ấy, một tay mẹ nuôi đàn con khi chồng “đang
đánh giặc cuối trời”, giọt mồ hôi mặn như lại càng mặn hơn. Câu thơ như chìa
khóa, giải mã hai câu thơ đầu khổ một. Giờ đây chúng ta hiểu vì sao: “Những mùa quả mẹ tôi hái được/ Mẹ vẫn trông vào
tay mẹ vun trồng”.
Khổ
cuối, câu thơ đầu: “Và chúng tôi một thứ
quả trên đời” là một so sánh hay, logic, tiếp nối cặp đôi đối xứng ở khổ
trước: “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
//Còn những bí và bầu thì lớn xuống”. “Bí và bầu” được tác giả dùng đại từ
“chúng”. Chúng tôi – chúng nó, lớn lên – lớn xuống đều từ một tay mẹ chăm sóc
cả.
Nhưng
có lẽ là bí và bầu ngoan hơn, mẹ hái chúng biết bao nhiêu mùa vụ. Còn chúng
tôi:
Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái.
Bảy mươi tuổi – “Nhân sinh thất
thập cổ lai hi” (Đỗ Phủ), theo logic phổ thông thì những đứa con của mẹ đang độ
tuổi 30 – 50. Ba mươi tuổi: “Tam thập nhi lập”; bốn mươi tuổi: “Tứ thập nhi bất
hoặc”; năm mươi tuổi: “Ngũ thập tri thiên mệnh”. Ấy vậy mà mẹ vẫn phải “mong
chờ”. Mong chờ con cái phương trưởng, thành đạt về mọi mặt. Mong chờ của mẹ
theo suốt từ con sang cháu. Với mẹ, dù con đã “ngũ thập tri thiên mệnh” thì vẫn
là đứa con cần quan tâm, bao bọc, chở che như ngày nào.
Hai
câu cuối của khổ thơ cũng là hai câu kết của bài. Nỗi hoảng sợ của tác giả khi
một ngày nào đó mẹ ra đi (ngày bàn tay mẹ mỏi):
.Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả
non xanh
“Quả non xanh” – chưa thu hoạch được;
“lũ chúng tôi một thứ quả trên đời” – còn non xanh, nghĩa là mẹ chưa được hái.
Hiểu được tâm nguyện của mẹ, hiểu được khả năng của mình để luôn luôn phấn đấu,
tu dưỡng, rèn luyện, đó chính là cái cách báo hiếu tốt nhất. “Hoảng sợ” của tác
giả là sự giật mình nhìn lại quãng đời đã qua của bản thân, quảng đường ngắn
ngủi còn lại của mẹ. Thời gian có đủ cho con “chín”, cho mẹ được hưởng thành
qủa suốt cả cuộc đời âm thầm hi sinh, chăm sóc, mong chờ? Cái giật mình của tác
giả cũng là cái giật mình của độc giả, chúng ta vô tâm quá!
Chỉ
với ba khổ, mười hai câu thơ ngôn từ giản dị nhưng tác giả khắc họa đậm nét
hình tượng người mẹ trong lòng độc giả. Giọng điệu thơ có cách nhìn sự vật của
trẻ con, có sự chiêm nghiệm, đúc kết, hồi tưởng của người từng trải nhưng đều
đồng nhất tấm lòng biết ơn, thấu hiểu. Cảm xúc kính trọng, yêu thương mẹ chân
thành, da diết gói gọn trong cấu tứ chặt chẽ, ngôn từ hàm ẩn, tinh tế, tài hoa,
bài thơ mãi say lòng người đọc mà mỗi đời thơ có được những bài thơ như thế
không nhiều.
căm ơn bạn
Trả lờiXóaBài viết hay, tinh tế. Cản ơn tác giả.
Trả lờiXóacảm ơn tác giả rất nhiều!!!
XóaRất vui khi được các bạn quan tâm, chia sẻ.
Trả lờiXóabài hay
Trả lờiXóaRất thích, cảm ơn tác giả.
Trả lờiXóahay lắm
XóaThật thú vị khi đọc được những bài viết hay. Cảm ơn tác giả.
Trả lờiXóaSâu sắc, tinh tế. Cảm ơn tác giả!
Trả lờiXóaBài thơ hay, bài phân tích hay. Cảm ơn 2 tác giả.
Trả lờiXóaLũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Trả lờiXóaCòn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. phân tích sao v ạ
Bài hay lắm,👍👍👍
Trả lờiXóa