Quản Trọng
Bảo
Thúc Nha là cận thần thân tín của Tề Hoàn Công. Một lần đàm đạo về việc nước, Bảo
Thúc Nha nói:
-
Nếu bệ hạ chỉ muốn cai trị một nước, dùng tôi là đủ, nhưng muốn thống trị Trung
Hoa không ai tốt hơn Quản Trọng!
Tề
Hoàn Công từng biết Quản Trọng chỉ là một nhà buôn tầm thường, đi
lính thì bỏ trốn, nói tóm lại, ông ta chưa thành công một việc nào cả. Hơn nữa,
trước đây từng dưới trướng một người đối địch với mình, từng có ý định giết
mình.
Theo
Bảo Thúc Nha, ưu điểm hàng đầu của Quản Trọng là thẳng thắn, hành động vì lợi
ích của dân bất kể ai đang nắm quyền. Ông ta sẵn sàng chịu thất bại trong cuộc
chiến nếu đó chỉ là một cuộc chiến tranh luận.
Nể
lời cân thần, Hoàn Công triệu kiến Quản Trọng. Qua vài buổi đàm đạo, Hoàn Công
nhận ra những hạn chế của mình, thấy được Quản Trọng có tầm nhìn rộng lớn, kiến
thức thâm sâu. Quản Trọng được tin dùng, từ đó nước Tề hưng thịnh, đứng đầu Ngũ
Bá.
Chủ
trương của Quản Trọng là cai trị dân thuận theo nguyên tắc của Đạo gia. Ông dạy
cho dân những điều sau này được biết đến như là đạo đức, chuẩn mực Nho giáo, đó
là lễ nghi, chính trực, công bằng và danh dự. Quản Trọng nhận thức, vận dụng
quan điểm của Lão Tử: “Triều đình tốt nhất là triều đình mà người dân cảm thấy
họ ít bị cai trị nhất” vào quản trị đất nước. Các nguyên tắc quản lí đất nước của
ông được truyền rộng khắp Trung Quốc, Khổng Tử cũng đã tiếp thu, phát triển đưa
ra dạy học trò.
Khi
nằm trên gường bệnh, biết mình không qua khỏi, Quản Trọng vẫn cố sức can gián
Hoàn Công không dùng một trong ba người là Khai Phương, Dịch Nha, Thụ Điêu thay
mình. Theo ông, bề ngoài họ tỏ ra trung thành nhưng từng có hành vi đê tiện
trong gia đình, như vậy còn kém trong “tu thân, tề gia” nói chi đến “bình thiên
hạ”! Bỏ ngoài tai lời can gián của Quản Trọng, Hoàn Công tin dùng cả ba người ấy, phong cho cả ba làm tới chức Thượng thư.
Quản
Trọng mất, ba người Hoàn Công tin dùng làm phản. Họ nhốt Hoàn Công vào ngục, bỏ
đói cho đến chết. Nước Tề suy thoái từ đó.
Giai đoạn đầu trị quốc, Hoàn Công may mắn có được cận thần trung tín Bảo
Thúc Nha. Ông ta giỏi mà lòng lại rộng, tiến cử Quản Trọng mà không sợ Quản Trọng
nắm quyền thế lớn hơn mình. Bảo Thúc Nha vì chủ, Quản Trọng vì dân, có được hai
người ấy nước Tề giàu mạnh là phải.
“Trung ngôn nghịch nhĩ”, không phải lúc nào lời Quản Trọng
cũng được Tề Hoàn Công nghe theo. Tiếc thay, lời nói lúc lâm chung của một con
người vì dân vì nước lại bị Hoàn Công bỏ ngoài tai. Cái kết thảm của Hoàn Công,
suy cho cùng là cái chết của cái tôi cố chấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét