Hiện nay nhiều thầy cô than phiền về đạo đức cũng như học lực của học sinh. Nào là vô lễ với thầy cô, đánh lộn từ ngoài đường đến trong trường, ngồi trong lớp thì nói chuyện hay ngủ gục, ý thức xây dựng bài kém, bài tập thầy cô cho về nhà không làm...Tìm hiểu vấn đề này tôi thấy lỗi không hoàn toàn ở các em, bài viết này đưa ra vài điều trăn trở có liên quan đến vấn đề nêu trên.
1. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi phát triển cả về thể hình và nhân cách, tâm lý muốn khẳng định mình là rất lớn; các em muốn mình nổi trội không tất cả thì cũng ở phương diện nào đó. Vì vậy, không ít học sinh nhuộm tóc hay không thực hiện đồng phục nhà trường. Đôi khi dám làm trái quy định của nhà trường các em trở thành "thần tượng" trong mắt một số học sinh khác. Thế rồi, đến tiết sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm lại tổ chức kiểm điểm, và cứ thế hết tuần này đến tuần khác, hết em này đến nhóm khác, thành bài ca muôn thuở, nhàm chán. Tiết sinh hoạt tập thể thành tiết kiểm điểm, các em không được bồi bổ kiến thức, kỹ năng sống - điều rất cần thiết cho các em.
Ở Singapore, học sinh được mặc đồng phục theo nhóm, theo sở thích ngành nghề tương lai. Để tiêu hao "năng lượng thừa" tránh việc đánh nhau người ta cho các em leo vách núi nhân tạo, bơi lội hay luyện tập võ thuật trong các câu lạc bộ được tổ chức tại trường. Điều kiện chúng ta chưa được như vậy nhưng thực hiện đồng phục theo nhóm, theo sở thích ngành nghề tương lai không phải là không làm được.
2. Học sinh cấp 1 nhiều em rất sợ viết tập theo mẫu cho sẵn. Tôi có đứa cháu được mẹ "khoán" mỗi ngày phải tập viết mấy chục chữ và con số. Còn mấy dòng chưa viết cu cậu tẩy chữ mẫu để khỏi phải viết. Viết theo mẫu đúng là gò bó, cứ rèn mãi như thế chữ cũng đẹp thật nhưng lâu dần mất đi cá tính và sự sáng tạo. Tôi bảo cháu hãy viết thật nhiều số 3 to nhỏ khác nhau, rồi sau đó từ những số 3 của cháu tôi thêm vài nét để thành cái cung, đàn chim đang bay, hồ lô, con thỏ, chiếc kính đeo mắt, đàn ghi ta...làm cho cu cậu thích thú vô cùng. Chuẩn mực cần nhưng cần hơn là sự sáng tạo.
3. Đôi lúc thầy cô giáo cần "nương" theo sở thích học sinh để dạy dỗ. Học mà chơi - chơi mà học sẽ rất hiệu quả. Học sinh rất ngán học thuộc các ngày tháng sự kiện lịch sử nhưng nếu lồng ghép vào một trò chơi thì hiệu quả lại rất cao. Chẳng hạn chúng ta hỏi học sinh trong đời sống người Việt thích chữ số nào, chắc chắn các em trả lời là số 9. Biển số xe 2737 = 9 điểm (2 + 7 + 3 + 7 = 19, trừ đi số hàng chục = 9). Từ đó, thầy cô giáo đưa ra một số sự kiện:
- Việt Nam có 54 dân tộc anh em; cột cờ Hà Nội có 54 bậc thang (5 + 4 = 9).
- Sau khi tìm đường cứu nước, Bác Hồ về nước ở cột mốc 108 biên giới Việt - Trung (1 + 0 + 8 = 9)
- Năm 1945 nước ta giành độc lập, 9 năm kháng chiến chống Pháp, năm 1954 hòa bình lập lại (đều là 9)
- . . . Tương tự, ta cho các em tìm các sự kiện với các con số khác.
Đối với giờ học bộ môn Văn học cũng vậy, cứ lúc nào cũng tìm chủ đề, bố cục, phân tích, tổng kết như khuôn mẫu sẵn gây ra sự nhàm chán cho học sinh. Hơn nữa tài liệu ôn tập các loại, các kiểu tràn lan "đóng đinh" cảm thụ tác phẩm của thầy và trò nên các em chán học môn Văn cũng phải.
Nên chăng, thầy cô giáo cho các nhóm thảo luận cái hay của ngôn từ trong tác phẩm, ý nghĩa nhân văn, thông điệp của tác giả, giá trị tư tưởng . . .rồi để các em tự trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung (nếu có), sau đó thầy cô giáo hệ thống lại bài học. Những gì các em được tư duy, được thảo luận, được báo cáo sẽ kích thích ham muốn học tập. Làm được điều này đòi hỏi thầy cô giáo phải có nhiệt huyết, năng lực, sáng tạo và tấm lòng nhân ái cao cả.
4. Thầy cô giáo ta thán nhiều về hành vi, ứng xử của học sinh nhưng không dạy cho học sinh cách giao tiếp, ứng xử. Ngành Giáo dục chưa có chương trình chuẩn giảng dạy giao tiếp, ứng xử trong các cấp học, do đó, trường nào, thầy cô giáo chủ nhiệm nào quan tâm thì học sinh nết na, bằng không học sinh "phát triển hoang dại" với ngôn ngữ, hành xử của geme online, của xã hội đen.
Một điều đáng nói là ngay cả một số thầy cô giáo không quan tâm tới nguyên tắc ứng xử thì làm sao dạy dỗ được học sinh. Trong dịp liên hoan tổng kết cuối năm học ở trường tôi, chỉ với câu hỏi vui: ý nghĩa cái bắt tay, ý nghĩa của việc cạm cốc khi uống rượu, bia có tới 3/4 tổng số thầy cô giáo không trả lời được.
Trong giáo dục, chuẩn mực là cái đích. Chúng ta nhiều lúc lầm tưởng khuôn mẫu với chuẩn mực. Món này ngon với mình nhưng có thể không ăn được đối với người khác huống chi là sở thích, là ước mơ. Do đó, việc giáo dục học sinh cũng không nên gò ép, khuôn mẫu quá. Người thầy tài năng là biết khơi nguồn đam mê, sáng tạo của học sinh trên mọi hoạt động giáo dục chứ không phải đưa vào khuôn đúc hình mẫu học sinh chung chung: sở thích giống nhau, hạnh kiểm na ná như nhau, học lực không kém nhưng cũng không nổi trội.
- Việt Nam có 54 dân tộc anh em; cột cờ Hà Nội có 54 bậc thang (5 + 4 = 9).
- Sau khi tìm đường cứu nước, Bác Hồ về nước ở cột mốc 108 biên giới Việt - Trung (1 + 0 + 8 = 9)
- Năm 1945 nước ta giành độc lập, 9 năm kháng chiến chống Pháp, năm 1954 hòa bình lập lại (đều là 9)
- . . . Tương tự, ta cho các em tìm các sự kiện với các con số khác.
Đối với giờ học bộ môn Văn học cũng vậy, cứ lúc nào cũng tìm chủ đề, bố cục, phân tích, tổng kết như khuôn mẫu sẵn gây ra sự nhàm chán cho học sinh. Hơn nữa tài liệu ôn tập các loại, các kiểu tràn lan "đóng đinh" cảm thụ tác phẩm của thầy và trò nên các em chán học môn Văn cũng phải.
Nên chăng, thầy cô giáo cho các nhóm thảo luận cái hay của ngôn từ trong tác phẩm, ý nghĩa nhân văn, thông điệp của tác giả, giá trị tư tưởng . . .rồi để các em tự trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung (nếu có), sau đó thầy cô giáo hệ thống lại bài học. Những gì các em được tư duy, được thảo luận, được báo cáo sẽ kích thích ham muốn học tập. Làm được điều này đòi hỏi thầy cô giáo phải có nhiệt huyết, năng lực, sáng tạo và tấm lòng nhân ái cao cả.
4. Thầy cô giáo ta thán nhiều về hành vi, ứng xử của học sinh nhưng không dạy cho học sinh cách giao tiếp, ứng xử. Ngành Giáo dục chưa có chương trình chuẩn giảng dạy giao tiếp, ứng xử trong các cấp học, do đó, trường nào, thầy cô giáo chủ nhiệm nào quan tâm thì học sinh nết na, bằng không học sinh "phát triển hoang dại" với ngôn ngữ, hành xử của geme online, của xã hội đen.
Một điều đáng nói là ngay cả một số thầy cô giáo không quan tâm tới nguyên tắc ứng xử thì làm sao dạy dỗ được học sinh. Trong dịp liên hoan tổng kết cuối năm học ở trường tôi, chỉ với câu hỏi vui: ý nghĩa cái bắt tay, ý nghĩa của việc cạm cốc khi uống rượu, bia có tới 3/4 tổng số thầy cô giáo không trả lời được.
Trong giáo dục, chuẩn mực là cái đích. Chúng ta nhiều lúc lầm tưởng khuôn mẫu với chuẩn mực. Món này ngon với mình nhưng có thể không ăn được đối với người khác huống chi là sở thích, là ước mơ. Do đó, việc giáo dục học sinh cũng không nên gò ép, khuôn mẫu quá. Người thầy tài năng là biết khơi nguồn đam mê, sáng tạo của học sinh trên mọi hoạt động giáo dục chứ không phải đưa vào khuôn đúc hình mẫu học sinh chung chung: sở thích giống nhau, hạnh kiểm na ná như nhau, học lực không kém nhưng cũng không nổi trội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét